BỆNH VIÊM GAN B NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Người bị viêm gan B nên lựa chọn chế độ ăn “nhẹ gánh” cho gan, tạo điều kiện để tái tạo, ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh viêm gan B (cấp tính hay mạn tính), người bệnh sẽ có chế độ ăn nhiều năng lượng hay ít năng lượng, nhiều đạm hay ít đạm, số bữa ăn chia làm 4 hay 6 bữa/ngày.

I. Người bị bệnh viêm gan B cấp tính nên ăn gì?

1. Giai đoạn đầu:

Vào giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Nên áp dụng chế độ ăn cho người bị viêm gan B là một chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột do gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương.

Lượng năng lượng cần cung cấp 25 kcal/kg cân nặng một ngày cho mỗi bệnh nhân. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn (bằng cách truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước cơm, nước cháo, nước hoa quả, sữa tươi…).

Khi lượng nước tiểu tăng lên và sốt đã giảm thì áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000 calo (1.000-1.500 ml sữa) mỗi ngày. Sữa là thực phẩm tốt cho người bệnh vì không chỉ không có nhiều cặn bã, mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Tuy nhiên, người bị viêm gan B nên uống sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng.

a. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B cấp tính giai đoạn đầu:

- Chất đạm: 0,4-0,6g chất đạm/kg cân nặng một ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.

- Chất béo: 10-15% tổng năng lượng.

- Cung cấp đủ vitamin và khoáng theo nhu cầu.

- Số bữa ăn: 6-8 bữa một ngày.

b. Cơ cấu khẩu phần một ngày:

- Năng lượng cần thiết (kcal): 1.300-1.400.

- Chất đạm (g): 20-30.

- Chất béo (g): 15-20.

- Chất bộ đường (g): 250-280.

- Nước (lít): 2-2,5.

Hình ảnh Bệnh viêm gan b nên và không nên ăn gì?

Sữa tách béo rất tốt cho người bệnh viêm gan B cấp tính giai đoạn đầu (Hình minh họa)

2. Giai đoạn tiếp theo

Cuối giai đoạn cấp tính có thể cho bệnh nhân viêm gan B ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo. Khi đã hết sốt, áp dụng chế độ ăn có nhiều chất đạm và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng với tăng cường calo, tăng cường chất đường bột.

a. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B cấp tính giai đoạn tiếp theo:

- Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng hiện tại một ngày.

- Chất đạm: 0,8-1 g chất đạm/kg cân nặng một ngày. Tỷ lệ protid động vật chiếm hơn 50%.

- Chất béo: 10-15% tổng năng lượng.

- Đủ vitamin, chất khoáng và nước.

- Số bữa ăn: 4-6 bữa một ngày.

- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.

b. Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:

- Năng lượng (kcal): 1.500-1.700.

- Chất đạm (g): 40-55.

- Chất béo (g): 17-28.

- Chất bột đường (g): 280-330.

- Nước (lít): 2-2,5.

Hình ảnh Bệnh viêm gan b nên và không nên ăn gì?

Thịt nạc (trắng) và cá nạc giúp tăng lượng đạm tự nhiên cần thiết cho cơ thể (Hình minh họa)

II. Người bị bệnh viêm gan B mạn tính nên ăn gì?

Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân viêm gan B không nên ăn những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.

a. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B mạn tính:

- Năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng một ngày.

- Chất đạm: 1-1,5g chất đạm/kg cân nặng một ngày.

- Chất đạm: 15-20% tổng năng lượng.

- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.

- Nước: 1,5-2 lít mỗi ngày.

- Số bữa ăn: 3-4 bữa một ngày.

b. Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:

- Năng lượng (kcal): 1.800-1.900.

- Chất đạm (g): 50-75.

- Chất béo (g): 30-40.

- Chất bột đường (g): 310-340.

- Nước (lít): 1,5-2.

c. Chế độ ăn của người bị viêm gan B cần chú ý đến những điểm sau:

Ngoài chế độ ăn đạt chuẩn nêu trên, cũng có một số món mà người bệnh viêm gan B không nên ăn hoặc chỉ ăn với mức vừa đủ.

- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ.

- Người bị viêm gan B không nên ăn những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.

- Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

- Chất béo nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật.

- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non và nội tạng động vật (chứa nhiều nucleoprotid và LDL-Cholesterol).

- Nên ăn uống nhiều sữa. Trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi.

- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc.

- Rau quả loại tươi, mềm, ngọt ít xơ (xơ gây khó tiêu).

- Chia bữa ăn làm nhiều bữa để hấp thu tốt hơn.

Hình ảnh Bệnh viêm gan b nên và không nên ăn gì?

Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày với những thực phẩm dễ hấp thụ giúp “nhẹ gánh” cho gan

III. Một số thực đơn tham khảo cho người bị viêm gan B

Tùy vào gia đoạn bệnh cũng như lượng calo và các chất béo,, đạm, đường bột... cần thiết trong một ngày, người bị viêm gan B có thể ăn uống theo một trong ba thực đơn tham khảo sau. Nhớ là luôn duy trì việc uống nhiều nước, đảm bảo từ 1,5 lít trở lên bằng cách uống nước ngay khi nhớ.

Mẫu 1: 1.500 kcal/ngàyMẫu 2: 1.770 kcal/ngàyMẫu 3: 2.100 kcal/ngàyHàm lượngĐạm: 59g, Béo: 22g, Bột đường: 262gĐạm: 82g, Béo: 31g, Bột đường: 288gĐạm: 86g, Béo: 44g, Bột đường: 347gSángBún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100gCháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g

- 7h: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5 ml), quả chín 100g

- 9h: Một cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)

Trưa2 bát cơm lưng (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml.Cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (hành tây 20g, thịt bò 50g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây - cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát

- 11h: Cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3 ml), quả chín 200g

ChiềuCơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g.Cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g

- 15h: Một hộp sữa nước 200ml

- 17h: 2 bát cơm, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g

TốiSữa tươi 200ml.Sữa 200ml