BỆNH GAN LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu bia là những bệnh gan không lây. Còn viêm gan siêu vi (chủng A, B, C, D, E) là những bệnh gan có khả năng lây nhiễm cao, với nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Xơ gan và ung thư gan thì không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các tác nhân dẫn đến xơ gan hay ung thư gan (ví dụ: virus viêm gan) thì có thể lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, ước tính hiện nay Việt Nam có đến 8,7 triệu người nhiễm virus viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Số bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B, C đang cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV.

Bệnh viêm gan siêu vi lây qua đường nào?

Có 5 loại virus gây viêm gan chính, là: A, B, C, D và E. Viêm gan A và E thường do ăn uống phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Bệnh gan siêu vi B, C và D lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể bị nhiễm bệnh, chẳng hạn: truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh, các thủ thuật y tế dùng dụng cụ nhiễm khuẩn.

Hình ảnh Bệnh gan lây qua đường nào?

Viêm gan A, B, C là những bệnh gan lây nhiễm thường gặp.

Cụ thể, viêm gan siêu vi B lây truyền qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở. Trong đó, đường mẹ truyền sang con trong quá trình chuyển dạ vẫn là đường lây truyền phổ biến nhất.

Tương tự bệnh gan siêu vi B, viêm gan C cũng lây qua tất cả các con đường kể trên. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm viêm gan C theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Bệnh viêm gan siêu vi C chủ yếu lây qua các đường: người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus, một số nguyên nhân khác như châm cứu, xăm mình, bấm lỗ tai… có dụng cụ hành nghề không đảm bảo vô trùng.

Báo động tình trạng viêm gan siêu vi B, C

Có hơn 240 triệu người đang nhiễm virus viêm gan B mãn tính và khoảng 150 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C mãn tính trên toàn thế giới. Hàng năm, toàn cầu có khoảng 1,4 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan do virus. Bệnh gan siêu vi B, C dù lây qua bất kỳ đường nào đều là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu. Ước tính trên thế giới có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm virus viêm gan B và C.

“Điểm mặt” các bệnh gan không lây nhưng rất dễ mắc

Ngoài viêm gan siêu vi, các loại bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… đều không lây qua bất kỳ đường nào.

Mặc dù hầu hết các bệnh gan này đều không lây, nhưng lối sống sinh hoạt trong gia đình có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải . Khi nhiều gia đình có thói quen ăn uống chung: nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo, hoặc thường xuyên ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật về lâu dài có thể làm cho gan bị tích tụ độc tố, nhiễm mỡ từ đó gây ra nhiều bệnh gan nguy hiểm. Thói quen dùng nhiều bia rượu, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… gây độc cho gan cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình.

Ngoài ra, một số bệnh có tính di truyền cũng làm tăng nguy cơ bệnh gan như quá tải sắt, rối loạn chuyển hóa, bệnh Wilson, thiếu Alpha-1-Antitrypsin…

Hình ảnh Bệnh gan lây qua đường nào?

Lối sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về gan.

Hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan

Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu (năm 2013), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Dù lây qua đường nào thì gánh nặng bệnh tật do viêm gan virus là rất lớn, nhưng chỉ có 5% bệnh nhân viêm gan mãn tính biết mình bị nhiễm và chỉ có chưa đến 1% được cải thiện. Vì vậy, nên chủ động tiêm phòng vắc- xin, đặc biệt là viêm gan B càng sớm càng tốt. Chú ý tiêm phòng vắc- xin viêm gan B cho trẻ em trong vòng 24h sau sinh và tuân thủ các lần tiêm chủng theo lịch sau đó.

Hình ảnh Bệnh gan lây qua đường nào?

90% trẻ bị viêm gan B mãn tính qua đường nhau thai khi sinh nở.

Đối với các bệnh gan nói chung, đặc biệt là bệnh gan không lây nhiễm nhưng rất dễ mắc do thói quen ăn uống, sinh hoạt: qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, các chuyên gia y khoa đã khẳng định, cần kiểm soát tế bào Kupffer - “kẻ chủ mưu” gây ra hầu hết các bệnh lý ở gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan…).