Tế bào Kupffer- một loại đại thực bào thường trú ở gan có thể trở thành “thủ phạm” gây tổn thương tế bào gan dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan khi chúng hoạt động quá mức (Theo các nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Đức và TT Nghiên cứu liên ngành Aachen).
Về bản chất, tế bào Kupffer giống như tuyến phòng thủ của gan với vai trò phát hiện và tiêu hóa các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, hồng cầu già và tế bào gan bị tổn thương. Nhờ vậy, khi máu chảy qua gan sẽ được làm sạch bởi tế bào Kupffer. Vậy lý do nào khiến Kupffer trở mặt biến thành “thủ phạm” âm thầm làm suy yếu gan?
Để giải thích cho cơ chế tổn thương gan của tế bào Kupffer, TTND Lê Văn Điềm (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho hay: Các công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử gần đây đã chỉ ra rằng, khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm (như Interleukin, TNF-α, TGF-β…) làm gan hư hại và tổn thương.
Và tác nhân khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức chính là do sự tấn công liên tiếp trong thời gian dài của virus, chất độc hại từ thực phẩm và rượu bia… Bên cạnh đó, những tế bào gan bị hủy hoại do các chất gây viêm sản sinh ra từ việc tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức cũng phóng thích ra yếu tố kích hoạt ngược lại tế bào Kupffer làm tăng tiết các chất gây viêm. Đây là vòng xoắn bệnh lý khiến gan ngày càng tổn thương nhiều hơn và nặng nề hơn theo thời gian.
Hậu quả là tế bào gan ngày một suy yếu và nguy cơ hình thành các bệnh lý gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan rất cao.
Các chất gây viêm bao gồm Leukotriene, InterLeukin, TNF-α, TGF-β… do tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức gây tổn thương và hủy hoại tế bào gan dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như:
Khi chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan thì được xem là gan nhiễm mỡ. Bệnh lý này chia làm 2 loại là gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
Tế bào Kupffer bị kích hoạt bởi độc tố có trong rượu bia một mặt làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo của gan gây ứ đọng mỡ ở tế bào gan, mặt khác sản xuất ra chất gây viêm “tiêu hủy” dần tế bào gan khỏe mạnh.
Viêm gan nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành xơ gan
Rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể và lối sống thiếu khoa học là lý do khiến chất béo tích tụ lại ở gan. Để đối phó với tình trạng này, tế bào Kupffer được huy động và đẩy mạnh công suất làm việc.
Đúng theo cơ chế, khi bị kích hoạt quá độ, tế bào Kupffer sinh ra chất gây viêm làm tổn hại tế bào gan. Tế bào gan bị hủy hoại sẽ làm giảm chức năng chuyển hóa mỡ khiến mức độ gan nhiễm mỡ trở nặng hơn.
Viêm gan do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó siêu vi viêm gan B và C là tác nhân phổ biến nhất. Trước sự xâm nhập ồ ạt của virus và các tác nhân gây bệnh khác, tế bào Kupffer buộc phải gia tăng hoạt động quá mức.
Hậu quả là chất gây viêm do tế bào Kupffer phóng thích ra quá nhiều tạo thành dây chuyền phản ứng viêm liên tiếp. Do đó, diễn tiến của bệnh viêm gan càng nhanh hơn và nặng hơn dưới sự tác động của Kupffer.
Trong các chất gây viêm do tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức tạo ra, TGF-β là yếu tố thúc đẩy quá trình xơ hóa gan. Số lượng các mô bị xơ hóa tăng lên sẽ làm biến đổi cấu trúc của gan, hình thành các mô sẹo bất thường. Những mô sẹo xuất hiện ngày một nhiều sẽ khiến gan bị chai cứng và rất khó phục hồi lại như ban đầu.
Các chất gây viêm sinh ra từ hoạt động quá mức của tế bào Kupffer vừa làm tăng hiện tượng chết tự nhiên của tế bào gan vừa kích thích sản sinh tế bào gan mới. Tế bào gan chết bao nhiêu thì tế bào gan mới được tạo ra bấy nhiêu.
Tỷ lệ tử vong do ung thư gan đứng thứ 2 trong các loại ung thư
Tình trạng này đẩy cao nguy cơ đột biến tự phát, hình thành nên các tế bào gan dị biệt (là những tế bào gan không còn giữ được cấu trúc và chức năng vốn có). Đây chính là mầm mống của ung thư gan- Căn bệnh có tỷ lệ người tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư hiện nay.
Mặc dù các vấn đề về gan không phải hoàn toàn do tế bào Kupffer gây ra, thế nhưng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của đại thực bào này đến quá trình hình thành bệnh lý gan. Chính vì vậy, chủ động kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer sẽ góp phần bảo vệ lá gan khỏe mạnh dài lâu.
Dưới đây là những cách kiểm soát hiệu quả hoạt động quá mức của tế bào Kupffer do Chuyên gia chia sẻ, các bạn hãy chú ý:
Virus viêm gan, rượu bia và độc tố từ thức ăn, thuốc, môi trường sống xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài chính là yếu tố xúc tác khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức. Vậy nên, muốn giới hạn phạm vi và mức độ hoạt động của thực bào Kupffer, điều đầu tiên chúng ta nên làm là xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế chất độc hại tiếp cận gan cũng như tăng cường chức năng gan.
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo, ngũ cốc, trứng, thịt nạc, cá, đậu hũ, rau xanh và trái cây là đề xuất lý tưởng cho những ai đang gặp vấn đề về gan bởi nguồn thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao ít chất béo giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thực phẩm đã được chứng nhận GLOBAL GAP hoặc ăn đồ “nhà trồng được” sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dùng rượu bia, thuốc lá và các sản phẩm chứa chất kích thích kéo dài không chỉ đầu độc gan mà còn làm tổn hại hầu hết cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hạn chế bia rượu và bỏ thuốc lá ngay hôm nay là cách thiết thực để bạn bảo vệ lá gan của chính mình.
Để bảo vệ gan, mọi người cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia
Bạn có thể bị nhiễm siêu vi viêm gan A, B bất cứ lúc nào (tiếp xúc với người bệnh, dùng chung dụng cụ tiêm chích với người bệnh…). Vậy nên, chích ngừa siêu vi gây viêm gan thực sự cần thiết đối với tất cả mọi người.
Tìm hiểu thêm: Vacxin phòng viêm gan B tiêm ở đâu uy tín giá ổn định
Duy trì thói quen tập thể dục thể thao (ít nhất 30 phút mỗi ngày) vừa giúp đốt cháy năng lượng, tránh tích lũy mỡ thừa vừa kích thích sản sinh Glutathione - chất tham gia vào quá trình thải độc gan. Ngoài ra, vận động cũng giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và tăng cường chuyển hóa chất giúp gan làm việc trơn tru hơn.
Bên cạnh những lưu ý kể trên, chúng ta cần bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với môi trường độc hại (đeo khẩu trang là điều bắt buộc khi ra ngoài bởi bầu không khí hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng). Riêng những người làm công việc liên quan đến hóa chất thì luôn phải sử dụng bảo hộ lao động.
Việc phát hiện sự tồn tại của tế bào Kupffer cũng như mối quan hệ giữa đại thực bào này với cơ chế bệnh sinh của gan đã mở ra trang mới cho công cuộc phòng và điều trị các bệnh gan. Điển hình là sự ra đời của sản phẩm với công thức đột phá chứa tinh chất của 2 thảo dược thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum.
Nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy, sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianum có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động quá mức giúp giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin. Nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, đồng thời giảm sản xuất các thành phần mô sợi nên tránh gan xơ hóa.
Sau 2 tuần sử dụng S. Marianum 360mg mỗi ngày, nồng độ men gan và Bilirubin trong máu giảm lên đến 50% . Do đó, các triệu chứng tăng men gan hay viêm gan được cải thiện đáng kể.
(Nguồn: Đại học Pavia, Italy Journal of Viral Hepatitis, 2005, 12, 559 - 567 doi: 10.1111/j.1365-2893.2005.00636.x.)
Đặc biệt, tinh chất Isothiocyanate trong Wasabia Japonica và Silibinin trong S. Marianum còn kích hoạt tăng 3 lần Nrf2- yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.
Sự tuyệt vời của tinh chất chiết xuất từ Wasabia Japonica và S. Marianum được TTND Lê Văn Điềm đánh giá là bộ đôi tinh chất giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
Bên cạnh đó, dùng sản phẩm chứa tinh chất từ thiên nhiên không gây áp lực lọc thải lên gan như các loại thuốc bổ trợ chức năng gan có tính hoạt dược cao. Đây là một trong những lợi thế của thuốc bổ gan được điều chế hoàn toàn từ thảo mộc.
Kết hợp chăm sóc gan từ bên trong và bảo vệ gan từ bên ngoài là cách kiểm soát tế bào Kupffer tốt nhất hiện nay. Chính vì vậy, hãy điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và thêm vào tủ thuốc sản phẩm bổ gan từ thiên nhiên như ngay hôm nay.
Hường